“Accreditation” – kiểm định giáo dục – là một cơ chế được dùng để đánh giá và công nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với chương trình giáo dục của một trường cao đẳng hay đại học ở Mỹ. Cơ chế này đã được áp dụng từ cuối thế kỷ 19 với sự thành lập của Hiệp hội các trường đại học và trung học vào năm 1885. Đối với nhiều bạn, có lẽ khái niệm và mục đích của hoạt động kiểm dịch giáo dục vẫn còn khá mơ hồ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ISA để được giải đáp những khúc mắc liên quan đến hoạt động này nhé.

Khi chọn một trường đại học để theo học, lẽ dĩ nhiên, chúng ta thường quan tâm đến chất lượng giảng dạy của các trường đó. Chọn trường để du học cũng vậy, đặc biệt là đối với du học Mỹ khi quốc gia này có tới hàng ngàn đơn vị giáo dục. Để chọn được ngôi trường có chất lượng được đảm bảo, du học sinh cần xem xét nhiều yếu tố. Trong đó, “accreditation” nên là tiêu chí tiên quyết để các bạn cân nhắc có nên chọn một trường nào đó hay không.

Các hoạt động kiểm định này được một số tổ chức độc lập thực hiện một cách tự nguyện dựa trên nhiều tiêu chí. Trong đó, các trường đại học và cao đẳng Mỹ được phân thành 4 loại kiểm định, bao gồm:

  • Kiểm định vùng (Regional Accreditation)
  • Kiểm định quốc gia theo tôn giáo (National Faith-related Accreditation)
  • Kiểm định quốc gia theo nghề nghiệp (National Career-related Accreditation)
  • Kiểm định chuyên ngành (Programmatic Accreditation)

Các tổ chức kiểm định này cũng phải được công nhận bởi Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) cũng như Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA). Một số tổ chức kiểm định uy tín nhất có thể kể đến như:

  • Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET) – Dùng để kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư, công nghệ, máy tính, khoa học tự nhiên,… Hiện có khoảng 800 trường cao đẳng, đại học ở 32 quốc gia khác nhau được ABET công nhận, trong đó 580 chương trình là của Mỹ
  • American Bar Association (ABA) – Dùng để kiểm định chương trình Luật. Hiện có hơn 200 cơ sở giáo dục và chương trình Luật được ABA công nhận ở Mỹ
  • Association to Advance Collegiate Schools of Business (AACSB) – Dùng để kiểm định các chương trình Kinh doanh và Kế toán. Chỉ 890 cơ sở trên toàn thế giới có chứng nhận AACSB này, bao gồm 189 chương trình Kế toán tại Mỹ
  • Commission on Collegiate Nursing Education (CCNE) – Dùng để kiểm định các chương trình Điều dưỡng. Hiện có khoảng 1,100 chương trình điều dưỡng được CCNE công nhận tại Mỹ
  • Liaison Committee on Medical Education (LCME) – Dùng để kiểm định các trường Y khoa. Hiện có hơn 150 cơ sở ở Mỹ được LCME công nhận

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao du học sinh quốc tế nên cân nhắc yếu tố kiểm định giáo dục này khi chọn trường cao đẳng, đại học Mỹ? Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng “accredited” là những trường đã được công nhận về chất lượng giáo dục và ngược lại, “non-accredited” là những trường chưa được công nhận.

Từ đó có thể thấy, sinh viên chọn trường “accredited” sẽ có lợi hơn rất nhiều so với những trường còn lại. Theo CHEA, “Ở Mỹ, “accreditation” là cách chính thống nhất để học sinh, gia đình, cơ quan Chính phủ và báo chí nhận biết được đơn vị hay chương trình nào cung cấp một hệ thống giáo dục chất lượng.”

Điều đó có nghĩa, các trường “accredited” giúp đảm bảo tấm bằng tốt nghiệp của các bạn sẽ được nhà tuyển dụng hay một tổ chức giáo dục khác chấp nhận. Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển từ một trường đại học sang một trường khác, tín chỉ nhận được từ các trường “non-accredited” sẽ không được chấp nhận và bạn buộc phải học lại từ đầu để lấy lại tín chỉ đó.

Do đó, việc tìm hiểu các trường đã được thông qua bởi hệ thống kiểm định giáo dục là điều hết sức cần thiết đối với các bạn có dự định du học Mỹ. Để chọn những trường nằm trong danh sách được kiểm định, bạn cần phải tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc này, hãy để ISA giúp bạn qua số hotline 0938 938 748!

Mạng lưới các trường đại học Mỹ của ISA đều là những trường đã được thông qua hệ thống kiểm định nghiêm ngặt của Mỹ. Qua đó, ISA chắc chắn sẽ giúp bạn tìm kiếm một ngôi trường có chất lượng được đảm bảo để bạn có thể an tâm theo đuổi hành trình tri thức của mình.