Nếu bạn là một điều dưỡng viên hoặc sinh viên ngành điều dưỡng tại Việt Nam, có lẽ bạn hiểu hơn bao giờ hết những khó khăn, vất vả của công việc này. Nhưng điều dưỡng viên ở các quốc gia khác, đặt biệt là ở Đức, có gì khác biệt? Và tại sao người Đức lại thích những bạn điều dưỡng đến từ Việt Nam?

Quan niệm về nghề Điều dưỡng ở Việt Nam khác gì nước ngoài?

Điều dưỡng viên tại Việt Nam

Trước đây, điều dưỡng ở Việt Nam được gọi là Y tá, có nghĩa là phụ tá của bác sĩ. Nhưng hiện tại, Điều dưỡng đã được xem là nghề độc lập trong hệ thống y tế và có nhiều cấp bậc, trình độ.

Chính vì công việc của Điều dưỡng viên là chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc, phục hồi, dự phòng bệnh tật, trị liệu cho bệnh nhân,… nên Điều dưỡng viên là người kết hợp các chuyên ngành khác nhau trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân.

Tuy quan trọng là vậy, tại Việt Nam, Điều dưỡng viên chưa được coi trọng đúng mức so với thực tế những gì mà họ mang lại. Thực tế tại Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 điều dưỡng trong khi tối thiểu Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 4 điều dưỡng/ bác sĩ (nên công việc điều dưỡng viên thường quá tải).

Điều dưỡng viên tại nước ngoài

Tại các nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ,… Điều dưỡng viên được nâng cao vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế, bệnh viện. Ở các nước phát triển, máy móc thiết bị tại bệnh viện hiện đại, ví dụ ngay như việc nâng đỡ người bệnh cũng sẽ có máy móc hỗ trợ.

Họ là người chăm sóc dựa vào cảm xúc và nhu cầu đa dạng của mỗi bệnh nhân. Họ là người truyền đạt thông tin giữa bác sĩ và bệnh nhân, là người tư vấn trò chuyện giúp người bệnh vượt qua căng thẳng tâm lý, mà để làm được điều đó, họ phải có kỹ năng phân tích tình hình bệnh lý và tâm lý để giúp đỡ người bệnh không chỉ hồi phục mà còn duy trì và nâng cao sức khoẻ nhằm rút ngắn ngày nằm viện.

Khác biệt giữa công việc hàng ngày của Điều dưỡng tại Viêt Nam và Đức

Tính chất công việc

Ở Việt Nam: Mỗi ngày bạn chuẩn bị dụng cụ, tiêm truyền cho bệnh nhân, theo dõi dịch truyền.

Ở Đức: Đối với Điều dưỡng Lão khoa, mỗi ngày bạn giúp các bệnh nhân của mình : vệ sinh cá nhân, ăn uống, rèn luyện sức khỏe,… Nếu bệnh nhân có bệnh lý riêng thì phải theo dõi và làm các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Thái độ làm viêc

Ở Việt nam: Một số điều dưỡng viên thường có thái độ khá “kênh kiệu” với bệnh nhân. Một phần nguyên nhân là do công việc quá tải.

Ở Đức: Dù không có luật nào yêu cầu về thái độ, nhưng Điều dưỡng ở Đức luôn coi trọng, tôn trọng bệnh nhân của mình.

Kiến thức

Ở Việt Nam: Với các bệnh lý khác nhau, Điều dưỡng sẽ không biết phải xử lý như thế nào, chỉ làm theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.

Ở Đức: Họ quan trọng việc Điều dưỡng phải có kiến thức hơn. Đối với các loại bệnh khác nhau thì Điều dưỡng viên tại Đức luôn biết mình phải xử lý như thế.

Tính cách của Điều dưỡng viên Việt trong mắt người Đức

Bản chất người Việt Nam theo truyền thống Phương Đông:

  • Chăm chỉ, trung thực, cẩn thận, chu đáo, tốt bụng
  • Thông minh, nhận thức tốt, không ngại gian khổ
  • Dễ hoà hợp với môi trường mới, có ý thức hoàn thiện bản thân
  • Yêu thích ngành nghề điều dưỡng, có tấm lòng nhân hậu thích được chăm sóc giúp đỡ mọi người; chăm chỉ, nhanh nhẹn, thật thà;

Văn hoá dân tộc

  • Ông bà ở nhà hay tâm sự, nuôi dạy từ nhỏ, sống chung nhiều thế hệ dưới 1 mái nhà
  • Truyền thống người Việt được nuôi dạy kính trên nhường dưới, kính trọng người già

Thái độ làm việc

  • Tôn trọng,
  • Quan tâm chăm sóc bệnh nhân chu đáo.
  • Lễ phép