Để các bạn học viên và phụ huynh có cái nhìn tổng quan nhất về chương trình du học Đức ngành điều dưỡng. Du học Đông Dương xin phép chia sẻ bài viết của bạn Hannah Phan cùng những kinh nghiệm thực tế của bạn ấy tại viện dưỡng lão nhé!

Phần 3: Một số lời khuyên dành cho du học sinh Đức tương lai

1. Bạn nên chuẩn bị vốn tiếng Đức thật tốt để có thể hòa nhập và học tốt chuyên ngành. Bằng B2 hay C1 là mục tiêu tốt, nhưng quan trọng hơn là bạn phải tương tác thật ổn với bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy cô, bạn bè. Sau này còn bác sĩ, các chuyên viên vật lý trị liệu, người nhà bệnh nhân,…

2. Nơi nào cũng có người xấu người tốt, dù ở môi trường nào bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý ứng xử. Nhưng chắc chắn rằng, mọi người sẽ yêu quý bạn hơn nhiều nếu bạn có thể hiểu người ta nói gì, và làm cho người ta hiểu bạn nghĩ gì. Tóm lại là cứ phải hiểu nhau. Nếu các bạn giỏi tiếng, các bạn sẽ phần nào tự tin hơn và tự bảo vệ được mình trong nhiều tình huống.

3. Người Việt mình chăm chỉ, học cũng nhanh, làm không thua ai. Nhưng khó khăn và bất lợi lớn nhất là tiếng Đức. Có thể bạn cũng được B2, C1 đấy, nhưng bạn chưa chắc đã nói tốt như nhiều bạn nước ngoài khác với trình độ A2. Có nhiều nguyên nhân: Môi trường, động lực,…

4. Từ cái số 3 sinh ra cái số 4: Không yêu nghề. Vì rào cản ngôn ngữ sinh ra rào cản về con người. Ngoài khó khăn về chuyên ngành, bạn sẽ gặp thêm khó khăn về mối quan hệ với đồng nghiệp. Kiến thức ko nắm được, áp lực về công việc, cảm thấy ko thể hòa nhập được với Đồng nghiệp… đều làm cho bạn trở nên chán nghề.

5. Rèn luyện sức khỏe tốt!

Ở các Viện hầu như được trang bị máy móc hỗ trợ, và trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ Điều dưỡng. Nhưng bạn cũng cần có sức khỏe vì hầu như các bệnh nhân đều to béo, có những tình huống bạn không tiện dùng máy móc. Bởi vậy nên bạn phải có sức khỏe!

6. Không nên ở tập trung người Việt với nhau
Bạn nên mạnh dạn ở với các bạn nước ngoài hoặc người Đức, sẽ giúp bạn tăng phản xạ giao tiếp tiếng Đức mỗi ngày. Điều này rất quan trọng. Hoặc nếu bạn lựa chọn ở cùng những người bạn Việt Nam thì nên tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Đức nhau.
Lớp mình có 4 người nước ngoài, mỗi đứa đến từ đất nước khác nhau. Nhưng mình là nói kém tiếng Đức nhất, 3 bạn kia ở lâu hơn. Và đa số các bạn nước ngoài dù chưa có B1 hoặc B2 nhưng họ nói rất tốt và trôi chảy. Có người ở đây 3 năm rồi, phát âm gần như giống người Đức, đến thầy cô giáo cũng phải khen lấy khen để.

Suy cho cùng, quan trọng vẫn là DEUTSCH (tiếng Đức)!!!
Có tiếng Đức, bạn sẽ “cân” được tất cả!

7 . Chi phí ăn/ ở

Trừ những người khác được ăn ở tập trung tại Viện, được hỗ trợ thì đa số là tự túc. Riêng mình 1 tháng bao gồm tiền ăn, tiền nhà, radio, tàu xe, điện thoại, linh tinh khoảng 600euro/tháng. Tiết kiệm được bao nhiêu tùy vào chi tiêu mỗi người.

Về bản thân

Như đã hứa với 1 số bạn là mình sẽ viết 1 bài chi tiết hơn về Nghề, dù bản thân mới trong Nghề được gần 1 năm. Với hơn 10 lần muốn Bỏ nghề rồi lại Yêu nghề, cũng chưa nhiều kinh nghiệm, nhưng đây là cái nhìn ban đầu của mình với Nghề. Chúc các bạn có sự lựa chọn hợp lý cho mình!

Nguồn Facebook : Hannah Phan

Xem lại các bài viết:

Phần 1: Công việc của một Altenpfleger/in (Điều dưỡng viên chăm sóc người già)

Phần 2: Công việc của một Azubi (Thực tập sinh)