Để các bạn học viên và phụ huynh có cái nhìn tổng quan nhất về chương trình du học Đức ngành điều dưỡng. Du học ISA xin phép chia sẻ bài viết của bạn Hannah Phan cùng những kinh nghiệm thực tế của bạn ấy tại viện dưỡng lão nhé!

Phần 2: Công việc của một Azubi (Thực tập sinh)

Trước khi tốt nghiệp và trở thành một điều dưỡng viên chính thức, bạn sẽ bắt đầu công việc của mình với vai trò là một Azubi. Và dưới đây là những việc mà bạn sẽ làm cùng một số lưu ý.

1. Pflegehelfer

Bạn sẽ giúp và theo dõi các cụ tắm rửa, ăn uống, vệ sinh, hỗ trợ cho các Altenpfleger/in.

2. Theo các năm như 1, 2, 3 bạn sẽ dần được phân công thêm công việc như

Cho bệnh nhân uống thuốc, đo đạc các chỉ số, tiêm, thay băng cho bệnh nhân,… Nhưng năm 1 thì mình chưa được giao cái này.

3. Việc học ở trường

Bạn sẽ học các môn chuyên ngành về Tâm lý, Bệnh học, Giao tiếp chuyên ngành, Giải Phẫu, Chẩn đoán và Phục hồi, Chăm sóc cơ thể, Luật, Thuốc men, Giáo lý , Tiếng Anh,…
Mình sẽ học 16 môn trong 3 năm. Mình thấy việc học thật sự rất khó, vì từ chuyên ngành nhiều, mà những từ chuyên ngành dành cho Ngành Y lại nặng hơn.

Trường khác thì ko rõ, nhưng trường mình học mỗi năm có 1 bài thi thực hành tại Viện lấy điểm thực hành cả năm, còn điểm các môn học tùy thầy cô cho kiểm tra trong quá trình học. Cuối 3 năm thì Thi tốt nghiệp, thấy mấy anh chị khóa trên đợt thi vừa rồi thì Lý thuyết thi liên tiếp 8 ngày, thực hành thì có 1 đợt Thi tại Viện sau đó. Xong cả 2 đợt Thi thực hành và lý thuyết mới biết bạn đỗ hay ko, có thành điều dưỡng viên chính thức hay là tiếp tục sự nghiệp thực tập sinh (Azubi).

Bạn có tối đa 5 năm để hoàn thành chương trình học điều dưỡng ( tốt nghiệp Ausbildung), nếu sau 3 năm bạn không đi đậu tốt nghiệp, bạn vẫn có cơ hội học lại hoặc thi lại cùng khóa sau.

4. Thực hành ở Viện

Bạn sẽ được làm việc theo những gì được học tại trường. Hầu như các Viện đều chia ca, đại loại như:
– Ca sáng: 6-14h30 ( có nhiều Ca sáng với khung giờ khác nhau)
– Ca chiều: 14h- 21h
– Ca đêm: 21h-6h.
Viện mình thực tập sinh năm Nhất ko làm ca đêm, mỗi ca đêm có 1 Fachkraft và 1 Hilfer (người hỗ trợ).
– Nếu bạn làm Ambulant ( chăm sóc tại nhà) thì tầm 6h30 – 12h, ca chiều 15h – 20h.
– Nếu bạn làm Tagespflegedienst ( chăm sóc ban ngày – gửi các cụ như đi nhà trẻ ấy) thì làm từ 8h – 16h.

Công việc của từng ca hay thời gian có thể khác nhau tùy Viện. Có rất nhiều loại hình chăm sóc với thời gian làm việc khác nhau: Ambulant, Tages- Nachtpflegedienst, Kurzzeitpflege, Vollstationäre Pflege, … Các bạn có rất nhiều lựa chọn về khu vực làm việc. Nhưng khi các bạn là Azubi thì đa phần là làm việc toàn thời gian theo Ambulant và Vollstationäre là chủ yếu.

– Lương khi bạn đang học, Azubi:
Khoảng 1000 – 1300e Brutto hoặc hơn 1 chút tùy vào Viện. Phụ thuộc vào Viện lớn hay nhỏ, nhu cầu nhân lực của họ.

Netto là số tiền bạn nhận sau khi trừ đi các khoản như: Bảo hiểm xã hội- Bảo hiểm y tế- Bảo hiểm thất nghiệp- Bảo hiểm hưu trí, 1 số khoản phụ nhỏ khác : tầm 800 – 1.100e với azubi.
Một số tập đoàn lớn ở Đức về Pflegen như: Diakonie, Azurit, Carritas, Awo, DRK, ZWst der Juden, Parität, Heim Gmbh… Mức lương ko chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp, mà là nhu cầu và điều kiện khách quan khác nữa nhé!

5. Đi làm thêm

Bạn vẫn được đi làm thêm trong thời gian học tại Đức. Nhưng quan trọng là bạn có sắp xếp được thời gian vừa làm vừa học, lịch học ở trường và lịch làm ở Viện, cùng với sức khỏe và sức học của bạn hay ko thôi.

Như mình thì không có thời gian vì Viện mình azubi hay phải làm thứ 7 và chủ nhật. Thêm nữa là sức học của mình cũng ko tốt lắm nên cơ bản muốn ở nhà học thêm, hoặc nghỉ ngơi.
Vậy nên chuyện Làm thêm hãy tính sau khi sang đây, ổn định học hành là quan trọng nhất các bạn ạ.

Lưu ý

– Ở Đức, cho dù làm điều dưỡng ở bệnh viện, viện dưỡng lão hay chăm sóc tại nhà, bạn vẫn luôn phải đối mặt với: chăm sóc y tế, người chết, mầm bệnh và chất tẩy rửa. Bởi vì Đức không có khái niệm người nhà đi chăm bệnh nhân. Ví dụ bạn là Điều dưỡng ở Khoa sản, thì bạn phải tắm rửa và chăm sóc cho mẹ và bé hằng ngày, các khoa khác cũng thế. Vậy nên không khuyến khích cho những bạn ngại điều đó nhé. Tất nhiên nghề nào cũng có cái vất vả riêng, ý nghĩa và niềm vui riêng. Đa phần người già ở đây rất lịch sự và đáng yêu, và tự giác cao.

Mình từng hỏi bạn bè người Đức, đồng nghiệp Đức sao lại chọn nghề này. Họ đều trả lời là họ thích giúp đỡ người già, một số thì quan tâm về lương, số khác thì đã thử qua những nghề khác nhưng không tìm thấy động lực. Nói chung tùy người cảm nhận. Cá nhân mình thì không nề hà vấn đề đó, ví dụ như ai cũng sợ máu me, chất thải thì chắc không thể theo Khoa sản. Vậy thì lấy ai khâu vá, hộ sinh cho các mẹ đây. Hay ai cũng sợ bẩn thì chắc chắn không nên làm Bác sĩ ở các bệnh viện K vì sẽ suốt ngày phải chọc Ung bướu. Vậy thì Bệnh viện Ung bướu hay Viện K sẽ đóng cửa vì thiếu nhân lực mất thôi.

Nếu thật sự cảm thấy áp lực với những điều trên, bạn cũng nên suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn.
Có những giá trị nhân văn mà khi bạn yêu nghề mới có thể hiểu được. Bài viết tiếp theo là một số lời khuyên cho những ai đã lựa chọn công việc này. Cùng đón xem nhé!

Xem lại phần 1: Công việc của một Altenpfleger/in (Điều dưỡng viên chăm sóc người già)

Xem tiếp phần 3: Một số lời khuyên dành cho du học sinh Đức tương lai

Theo dõi du học ISA để xem thêm các phần tiếp theo của bài viết bạn nhé!