Chắc chắn bạn đã từng nghe thuật ngữ visa Schengen hoặc thị thực Schengen khi tìm hiểu thủ tục du học, du lịch hay công tác ở một quốc gia châu Âu. Vậy khối Schengen là gì? Các nước Schengen bao gồm những nước nào? Điều gì cần lưu ý khi xin visa Schengen?

Tên gọi Schengen được lấy từ tên của một thị trấn thuộc Luxembourg, nơi hiệp ước này được ký kết vào năm 1985. Theo đó, các nước tham gia đồng ý cùng mở rộng biên giới bằng cách cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên, gỡ bỏ sự cứng nhắc trong kiểm soát biên giới, tạo thuận tiện cho công dân khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.

Khối Schengen là gì?

Schengen không phải là Liên minh châu Âu EU như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng chứng là một số nước thuộc EU không nằm trong khối Schengen (chẳng hạn như Ireland, Romania và Bulgaria) và ngược lại, một vài nước Schengen cũng không phải là thành viên của EU (chẳng hạn Na Uy, Iceland và Thụy Sỹ). Thậm chí có quốc gia không phải là thành viên của Schengen nhưng cũng được miễn kiểm tra thị thực, bãi bỏ kiểm tra giấy tờ như Vương quốc Liechtenstein.

Hiện tại khối Schengen bao gồm các thành viên là Áo, Bỉ, Thụy Sỹ, Cộng hòa Séc, Đức, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lithuania, Luxembourg, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Slovenia và Slovakia.

Bạn có cần hộ chiếu để vào Schengen?

Đối với công dân thuộc Liên minh châu Âu, khi vào các nước thành viên Schengen, bạn sẽ cần xuất trình hộ chiếu để rời khỏi biên giới EU. Còn đối với những công dân ngoài Liên minh Châu Âu thì chỉ cần xin dấu nhập cảnh vào một trong các nước thuộc khối Schengen, sau đó bạn có thể tự do đi lại giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù bạn đến từ nước nào, cho dù thủ tục nhập cảnh không yêu cầu hộ chiếu thì vẫn nên mang theo nó vì bạn có thể bị kiểm tả bất cứ lúc nào.

Maloja Pass, Bregaglia, Switzerland

Bạn có cần visa?

Công dân châu Âu không cần xin thị thực vì họ có thể đi lại tự do trong khối Schengen. Đối với những công dân từ các khu vực khác, việc có cần thị thực hay không phụ thuộc vào việc bạn là công dân của nước nào. Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới được miễn thị thực khi nhập cảnh ngắn hạn dưới 90 ngày vào khu vực Schengen, tiêu biểu như Mỹ, Úc, Canada, Croatia, Kiwi và Nhật Bản.

Nếu không thuộc 39 nước trên, bạn phải xin cấp thị thực Schengen ngắn hạn với phí chính phủ tối thiểu là 60 EUR. Thị thực ngắn hạn cho phép bạn cư trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong thời gian 180 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn chỉ được xin thị thực Schengen 6 tháng 1 lần, và sau 3 tháng kể từ thời điểm thị thực trước hết hạn thì bạn mới được nộp hồ sơ xin thị thực mới.

Luật pháp khối Schengen quy định nếu bạn là công dân nước ngoài và sở hữu visa của 1 trong 9 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì có quyền tự do đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen với thời hạn lưu trú tối đa là 90 ngày.

Dinant, Belgium

Ngoài ra, visa Schengen còn đem đền các quyền lợi “không phải ai cũng biết” như:

– Được miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn Quốc;
– Được miễn visa vào Mexico (cho phép bạn đặt chân đến Mexico theo theo dạng du lịch và công tác trong thời gian tối đa là 180 ngày);
– Được miễn visa vào Bulgaria và Rumania (do 2 quốc gia này đang rất muốn gia nhập khối Schengen);
– Được miễn xin visa vào Belarus trong 05 ngày;
– Được miễn thư mời gốc khi xin visa vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Turkey

Một điểm cộng cực lớn khác khi bạn đã có visa của khối Schengen trong hộ chiếu là việc bạn có thể dễ dàng xin các visa khó trong tương lai như Mỹ, Canada, Anh, Úc, New Zealand, Nhật Bản…

Nước thành viên có thẩm quyền giải quyết một hồ sơ xin visa Schengen

(a) Nước thành viên là nơi đến duy nhất của chuyến đi ;

(b) Nếu chuyến đi qua nhiều nước thành viên, nước nào là điểm đến chính, tức là nơi mà người xin thị thực sẽ ở lâu nhất và là nơi thực hiện mục đích chính của chuyến đi sẽ có thẩm quyền xử lý hồ sơ;

(c) Nếu không xác định được điểm đến chính, nước thành viên đầu tiên người xin thị thực sẽ đặt chân đến trong khối Schengen sẽ là nước xử lý hồ sơ.

Lưu ý: Nếu muốn đi đến một nước Schengen và đi đến một nước không phải là các nước Schengen (Anh, Ireland,..) cần phải có 2 thị thực và phải vào trang Web của hai nước đó xem thông tin về quy trình cấp thị thực.

Munich, Germany

Sẽ ra sao nếu quá hạn thị thực Schengen?

Trong trường hợp này, hậu quả và cách xử lý sẽ tùy thuộc vào nơi bạn ở quá hạn và thời điểm bạn bị phát hiện. Nếu may mắn bạn có thể được bỏ qua hoặc rủi ro nhất là bị phạt nặng và trục xuất. Thậm chí bạn có thể có nguy cơ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào các nước thuộc khu vực Schengen.