Đức là quốc gia được nhiều bạn lựa chọn khi muốn đầu tư việc học của mình ở châu Âu. Mặc dù có nhiều ưu đãi cho sinh viên quốc tế nhưng quốc gia này cũng có nhiều điều kiện yêu cầu khá khắt khe. Để có cái nhìn chi tiết hơn về câu chuyện du học Đức, Du học Đông Dương sẽ giải đáp đến bạn các câu hỏi thường gặp từ phụ huynh và các bạn học sinh trong quá trình tìm hiểu chương trình.

Mức học phí tại Đức là bao nhiêu?

Hiện nay có 4 bang trong tống số 16 bang của Đức thực hiện việc thu học phí từ học kỳ 1, nhưng chỉ ở mức vừa phải. Tại các trường đại học công lập ở những bang còn lại của Đức sinh viên quốc tế được hoàn toàn miễn phí học phí và chỉ mất phí quản lý sinh viên tầm 200 – 300 Euro/ 1 học kì.

Đối với chương trình du học nghề tại Đức, bên cạnh việc miễn phí học phí, du học sinh còn có thêm thu nhập hàng tháng lên đến 1.300 Euro trong suốt thời gian học tập và thực hành.

Điều kiện du học tại Đức là gì?

Tham khảo bài viết sau đây về điều kiện du học Đức cụ thể:

Những yêu cầu cần lưu ý khi du học Đức

Có bắt buộc phải học tiếng Đức?

Đầu tiên, để có thể học đại học hay học nghề tại Đức với học phí miễn phí, bạn phải biết tiếng Đức. Có thể có yêu cầu khác nhau với mỗi ngành, nhưng nhìn chung bạn cần phải đạt được chứng chỉ tiếng Đức B2-C1 khi muốn nhập học vào một trường đại học hoặc trường nghề.

Nếu như việc học đại học đòi hỏi trình độ tiếng cao, thì đối với học nghề, bạn cũng cần phải đạt được tối thiểu chứng chỉ B1 tại Việt Nam để có nhiều cơ hội và lựa chọn trong nghề nghiệp.

Trong trường hợp tiếng Đức của bạn còn hạn chế và bạn muốn học bằng tiếng Anh, hãy chuẩn bị kết quả các bài kiểm tra Anh ngữ quốc tế được các cơ sở đào tạo ở Đức công nhận là TOEFL hoặc IELTS. Yêu cầu ngoại ngữ đầu vào thường được liệt kê trong mục thông tin khóa học trên trang web của trường, và thường rơi vào mức từ 6.0 đến 7.0 IELTS hoặc tương đương.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn học bằng tiếng Anh, nên học tiếng Đức cơ bản để giao tiếp với người bản xứ cũng như sử dụng trong công việc làm thêm hoặc các tình huống hàng ngày.

Có được làm việc ở Đức sau tốt nghiệp?

Sau tốt nghiệp, bạn được phép ở lại Đức 18 tháng để tìm việc. Trong thời gian này, ứng viên có thể làm bất kỳ công việc gì để chi trả cho cuộc sống tại Đức trong khi tìm kiếm công việc phù hợp với bằng cấp chuyên môn của mình. Sau khi có việc làm, sinh viên có thể nộp đơn đăng ký 1 trong hai loại thẻ sau:

– German residence permit ( Giấy phép cư trú )

– EU Blue Card ( thẻ xanh EU)

Sau 5 năm có Giấy phép cư trú, sinh viên có thể đăng ký PR.

EU Blue card ban đầu có giá trị trong 4 năm. Nếu hợp đồng lao động có thời hạn ít hơn 4 năm, thẻ EU Blue card chỉ có giá trị bằng thời hạn hợp đồng cộng thêm 3 tháng.

Người nước ngoài sở hữu EU Blue card có thể nộp hồ sơ PR sau 33 tháng. Nếu ứng viên biết B1 tiếng Đức thì có thể nộp đơn sớm hơn sau 21 tháng.

Du học sinh có được phép làm thêm tại Đức không?

Du học sinh muốn tham gia lao động hay làm thêm phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) phải được xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.

Nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học, bạn được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kì nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng/tuần thì tuần đó sẽ được tính tương đương với 7 ngày làm việc.

Nếu bạn làm tại trường đại học mà bạn đang theo học thì thời gian quy định sẽ linh hoạt hơn, nhưng bạn vẫn phải xin giấy phép để được làm thêm so với số giờ quy định trên.

Mức thuế thu nhập ở Đức khá cao, tuy nhiên nếu mức thu nhập của bạn dưới 400 – 450 euro/tháng thì được miến thuế.

Trong trường hợp thực tập, nếu kì thực tập có quy định trong chương trình học thì sẽ không cần xin Giấy phép Lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Tuy nhiên, nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học thì bạn cần phải có Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày (180 nửa ngày).

Sinh viên dự bị Đại học (Studienkolleg) chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè và nghỉ đông và cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý, cấp giấy phép.

Trường hợp bạn đang là sinh viên tham gia khóa tiếng Đức thì không được phép làm việc.

Du học sinh có cần chứng minh tài chính không?

Theo yêu cầu của Đại sứ quán Đức và các Sở Ngoại kiều tại Đức, Du học sinh cần chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú.

Về nguyên tắc, du học sinh có thể chứng minh bằng:

  1. Giấy cam kết theo quy định của điều 66, 68 Luật Cư trú, có nêu mục đích lưu trú dự định: Chứng minh theo mẫu quốc gia về việc người thứ ba đảm nhận chi phí, còn gọi là Giấy cam kết (hỏi thông tin chi tiết tại Sở Ngoại kiều phụ trách nơi cư trú của người đứng ra cam kết – người cam kết cư trú lâu dài ở nước ngoài có thể đến viết cam kết tại cơ quan đại diện của Đức có thẩm quyền đối với nơi cư trú của người đó), hoặc
  2. Mở một Tài khoản Phong tỏa (Tài khoản Du học): Số tiền Đại sứ quán Đức yêu cầu tối thiểu đối với du học sinh bậc đại học là 10.236 EUR, (tức 853 EUR/tháng), riêng đối với du học nghề, tài khoản phong tỏa sẽ phụ thuộc vào mức lương từ cơ sở thực hành và yêu cầu của sở ngoại kiều. Số tiền trong tài khoản trong khoảng 2000 – 5000 Euro, hoặc thậm chí không cần mở tài khoản.
  3. Học bổng: Chứng nhận Học bổng với mức Học bổng đủ cao.

Thời gian xét hồ sơ xin visa là bao lâu?

Sinh viên cần phải đặt lịch hẹn theo yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đức tại Việt Nam. Sau khi cơ quan đại diện của Đức tiếp nhận đủ hồ sơ thì hồ sơ xin visa sẽ được xử lý trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về các chương trình du học Đức, đừng ngần ngại liên hệ Du học Đông Dương bạn nhé!

Trung tâm Tư vấn Du học Quốc tế Đông Dương
Số 4 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TP. HCM
Hotline: 0962.278.066
Email: info@icsa.edu.vn