Áp lực và đôi khi là quá tải là điều thường thấy trong công việc, và công việc điều dưỡng cũng không ngoại lệ. Việc bị quá tải/áp lực của một điều dưỡng viên là rất phổ biến. Chủ động về sức khỏe của bạn có thể giúp tránh khỏi tình trạng kiệt sức về cảm xúc và giữ cho bạn ở trạng thái tốt nhất cả ở nơi làm việc và ở nhà.

Sự quá tải (Burnout) của điều dưỡng có nghĩa là gì?

Bạn có thể tự hỏi điều này có nghĩa là gì? Làm thế nào để bạn xác định được việc quá tải?

Burnout được hiểu là kiệt sức, mệt mỏi về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Sự mệt mỏi không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của điều dưỡng, mà còn ảnh hưởng đến bệnh nhân/người cao tuổi mà họ chăm sóc. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện có tỷ lệ quá tải cao có xu hướng có sự hài lòng của bệnh nhân thấp hơn.

Áp lực có thể hiểu là khối lượng công việc hơi nhiều, burnout có thể dẫn đến những cảm xúc buồn tẻ và chán chường. Điều này làm giảm nhiệt tình và năng suất của bạn với công việc.

cau-chuyen-dieu-duong-lam-the-nao-tranh-bi-qua-tai (4)

 

Sau đây là một số cách để duy trì niềm say mê của bạn cho công việc điều dưỡng:

1. Yêu bản thân

Khi bạn làm một nghề ưu tiên chăm sóc người khác, bạn sẽ dễ quên đi chăm sóc cho chính mình. Đặt bản thân lên hàng đầu là một cách hữu ích để tránh việc kiệt sức của điều dưỡng.

Một điều dưỡng kinh nghiệm lâu năm tên Jeanne Dockins chia sẻ: Là một y tá phẫu thuật trong hơn 30 năm, tôi đã học được điều quan trọng nhất mà một y tá có thể làm để tránh kiệt sức là học cách yêu bản thân mình trước. Nếu bạn không yêu chính mình, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải dành toàn bộ thời gian chăm lo cho bệnh nhân, bạn đời và con cái của bạn. Khi bạn yêu bản thân mình trước tiên, bạn có thể nhận ra khi nào là đủ và điều chỉnh để sống cuộc sống tốt nhất của bạn, người yêu thương bạn và cả bệnh nhân của bạn.

Thực hành bằng cách làm một cái gì đó cho bản thân mà bạn thích mỗi ngày, cho dù điều này nhỏ như thế nào. Ưu tiên sức khỏe tinh thần của bạn và sắp xếp thời gian để thư giãn và cảm nhận cuộc sống. Và cũng đừng quên để đảm bảo rằng bạn đã ngủ đủ giấc nữa nhé!

cau-chuyen-dieu-duong-lam-the-nao-tranh-bi-qua-tai

2. Kiểm soát tốt các áp lực và cảm xúc của bạn

Đừng làm lơ những biểu hiện của căng thẳng hoặc nỗi buồn thầm lặng đang ngày một gia tăng. Khi nhận thức được mức độ stress hoặc cảm xúc quá tải của mình, bạn có thể ngăn chặn hoặc giải quyết trước khi có một điều gì nghiêm trọng xảy ra.

Hãy tìm một người bạn/người thân có thể lắng nghe bạn để tâm sự hoặc cùng nhau “trút giận” sau khoảng thời gian mệt mỏi. Các cách giúp trách việc căng thẳng quá mức như: thiền, tập thể dục và viết nhật ký về những cảm xúc và hoạt động mình đã làm. Đó là cách thể giải tỏa rất hữu dụng đấy!

cau-chuyen-dieu-duong-lam-the-nao-tranh-bi-qua-tai

3. Nhận biết các dấu hiệu và tìm người giúp đỡ khi cần

Hãy nhận thức rõ các dấu hiệu của căng thẳng quá độ như kiệt sức, xa lánh hoặc chán chường. Và tìm kiếm sự giúp đỡ sớm để thoát khỏi thời gian “u tối”.

Chuyên gia Sarah McVanel nói “Không có gì xấu hổ khi nói về áp lực của mình. Kết nối và Hỗ trợ là chìa khóa của việc này.”

cau-chuyen-dieu-duong-lam-the-nao-tranh-bi-qua-tai

Đừng để tình trạng quá tải ngăn cản sự nghiệp chăm sóc sức khỏe đầy triển vọng. Nếu bạn nhận thức được sự kiệt sức và cách chống lại nó, bạn sẽ có nhiều khả năng quản lý nó hiệu quả. Hãy nhớ theo đuổi đam mê của mình, bạn nhé!